Tê tay chân khi ngủ là bệnh gì?

Người có thói quen ngủ nghiêng (nghiêng bên trái) sẽ khiến cánh tay phải gánh cả trọng lượng của cơ thể. Khi đó mặc dù cánh tay ở vị trí thấp hơn tim, nhưng các mạch máu nuôi cơ tay lại bị chèn ép khiến máu không thể lưu thông được. Nếu không thay đổi tư thế, toàn bộ cánh tay sẽ bị ê buốt, rần rần như kiến bò nhưng động vào lại không thấy cảm giác.

Một số người khi ngủ có thói quen gác tay lên trán, hoặc gác tay lên che mắt cho dễ ngủ. Việc làm này khiến cho tay nằm ở vị trí cao hơn tim, máu từ tim không thể đến các đầu ngón tay khiến người ngủ có cảm giác tê tay chân khi ngủ. Ngoài ra, nếu đặt tay lên che mắt sẽ làm mắt phải chịu lực đè. Lúc tỉnh dậy, người tất yếu sẽ thấy mờ mắt, nặng trĩu ở vùng quanh mắt.

Một số nhân viên văn phòng có thói quen ngủ ngồi, đầu gục xuống bàn, 2 cánh tay khoanh lại làm thành chiếc gối, chân buông lỏng hoặc thu lên ghế. Nếu duy trì tư thế này quá 10 phút, việc vận chuyển máu đến các cơ quan sẽ gặp rất nhiều khó khăn. 

Không chỉ các mạch máu mà hệ thống dây thần kinh cảm giác tại các chi cũng bị đè nén, gây rối loạn cảm giác. Có trường hợp đang ngủ, vì chân tay bị tê nhức mà thức giấc, không thể ngủ tiếp được. Sau khi thức dậy cũng phải xoa bóp rất lâu thì chân tay mới trở về trạng thái bình thường.

Như vậy, ngủ sai tư thế chính là nguyên nhân sinh lý chính dẫn đến hiện tượng bị tê tay chân khi ngủ.

Bên cạnh việc ngủ sai tư thế thì các bệnh lý cũng có thể là nguyên nhân làm tình trạng bị tê chân tay khi ngủ diễn ra thường xuyên.

Cần chú ý: Nguyên nhân đau nửa đầu bên phải

Tê tay chân khi ngủ là bệnh gì?
Tê tay chân khi ngủ là bệnh gì?


Ở các bệnh nhân tim mạch, việc co bóp vận chuyển máu đến các cơ quan của tim hoạt động khá yếu. Hơn nữa, các chi có vị trí xa tim, làm cho máu rất khó đến được các đầu ngón tay hoặc đầu ngón chân. Nếu thấy hiện tượng tê tay chân khi ngủ đi kèm với sưng tê các đầu ngón, đau khớp, mặt và bắp chân bị phù nề thì khả năng bạn đang mắc bệnh tim mạch là rất cao.

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ dễ gặp nhất ở các đối tượng là nhân viên văn phòng, những người phải cúi nhiều, mang vác vật nặng. Bệnh này được chia thành nhiều dạng, với nhiều biểu hiện khác nhau, nhưng đều có một điểm chung là khiến người bệnh có cảm giác tê tay khi ngủ.

Bệnh đốt sống cổ hội chứng thần kinh giao cảm: Người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy đau đầu, chóng mặt khi phải di chuyển, đứng dậy sau khi ngồi. Thân nhiệt giảm, các đầu ngón tay sưng đỏ. Người luôn trong trạng thái hồi hộp, lo sợ, chân tay tê buốt, run rẩy.

Bệnh đốt sống cổ bệnh lý mạch đốt sống: Ở những người này, ngoài cảm giác đau đầu chóng mặt thường thấy còn có thể mắc chứng rối loạn thị giác tạm thời. Không chỉ ngủ bị tê tay chân mà tình trạng tê bì cũng rất dễ lan ra cả nửa người.

Bệnh đốt sống cổ bệnh lý rễ thần kinh: Cảm giác đau vùng cổ, vai gáy sẽ gặp thường xuyên và rõ rệt hơn. Rễ thần kinh bị tổn thương còn dẫn đến hiện tượng tê các chi và rối loạn cảm giác của da trên toàn bộ cơ thể.

Bệnh đốt sống cổ bệnh lý tủy sống: Bệnh này chủ yếu gây ra cảm giác tê bì chân tay, đau nhức ở hai chân. Nếu đã chuyển sang thể nặng, cảm giác tê sẽ lan ra cả hai cánh tay, bàn tay và ngón tay khiến người bệnh đau đớn, khó khăn khi di chuyển.

Hội chứng ống cổ tay là nguyên nhân được nhắc đến rất nhiều khi người bệnh mắc chứng tê tay chân. Theo giải phẫu học, ống cổ tay cùng các cơ gân gấp của ngón tay, mạc giữ gân gấp nằm trong một cấu trúc thống nhất nhưng lại không co dãn. Vì thế khi cổ tay phải chịu một tác động mạnh, các tư thế co dãn quá mức sẽ khiến các mạch máu trong cấu trúc này bị chèn ép dẫn đến tình trạng thiểu dưỡng, tức là dinh dưỡng đến các chi bị cắt giảm. 

Các dây thần kinh cảm giác sẽ là đối tượng bị ảnh hưởng đầu tiên. Và nó làm các chi của người bệnh giảm cảm giác. Hệ thống dây thần kinh ở tay khi bị chèn ép quá mức sẽ không thể phục hồi được, và người bệnh có thể phải dùng đến biện pháp phẫu thuật.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chức năng của dây thần kinh số 5 là gì ?

Tiêm Steroid giảm đau dây thần kinh tọa

Hỗ trợ chữa bệnh gout bằng cây mật nhân